Bánh kẹo nhập khẩu

Đón đầu tiềm năng phát triển của thị trường bánh kẹo Việt Nam

tiem-nang-phat-trien-thi-truong-banh-keo

Những năm gần đây, thị trường bánh kẹo Việt ghi nhận sự bùng nổ doanh số mạnh mẽ, với năm 2023 dự kiến đạt doanh thu 8,5 tỷ và tốc độ tăng trưởng hàng năm lên đến 10,17%. Xu hướng tiêu dùng tăng cao trong dịp Tết Nguyên Đán tạo sân chơi lớn cho các thương hiệu cạnh tranh. Cùng LES’VIC tìm hiểu những tiềm năng phát triển “vàng” của ngành bánh kẹo trong thời gian tới tại bài viết dưới đây. 

tiem-nang-cua-thi-truong-banh-keo-viet (1)

Đón đầu tiềm năng phát triển của thị trường bánh kẹo Việt Nam

1. Tổng quan thị trường bánh kẹo Việt Nam 

Ngành hàng bánh kẹo tại thị trường Việt Nam được cho rằng có tiềm năng phát triển lớn, nhờ tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong những năm gần đây. Doanh thu ngành hàng này đạt 8,5 tỷ USD trong năm 2023 và tăng trưởng hàng năm với tốc độ 10,17%.

Theo một khảo sát của Cốc Cốc về các thương hiệu bánh kẹo phổ biến nhất, 57% người tiêu dùng đã chọn Oishi, tiếp theo là Lay’s với 45% và Orion với 41% (Nguồn: Cốc Cốc). Đây đồng thời là top 3 thương hiệu được biết đến nhiều nhất tại Việt Nam trong năm 2024. 

tiem-nang-cua-thi-truong-banh-keo-viet (5)

Thị trường bánh kẹo ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ

Bên cạnh đó, khảo sát cũng nhận thấy sự lên ngôi của xu hướng tiêu dùng các sản phẩm lành mạnh, với 4 trên 5 người tiêu dùng quan tâm đến các sản phẩm bánh kẹo tốt cho sức khỏe. Điều này cho thấy yếu tố sức khỏe đang được đặt lên hàng đầu ngay cả trong thị trường các món ăn vặt như bánh kẹo. Nhận thấy nhu cầu ngày càng cao này, các thương hiệu không ngừng cải tiến nguyên liệu và công thức để mang đến sản phẩm phù hợp hơn với thị hiếu khách hàng.

Thị trường bánh kẹo hiện nay được ví như một “miếng bánh hấp dẫn” khi các doanh nghiệp liên tục cạnh tranh để giành lấy thị phần.

2. Xu hướng tiêu dùng bánh kẹo cuối năm 2024

Dịp cuối năm là thời điểm thị trường bánh kẹo chứng kiến sự bùng nổ về nhu cầu tiêu thụ. Năm 2024 chứng kiến nhiều biến chuyển đáng chú ý trong sở thích và hành vi mua sắm của người tiêu dùng, cụ thể là:

  • Ưu tiên sản phẩm cao cấp và nhập khẩu

Trong những dịp lễ lớn như Giáng Sinh và Tết Nguyên Đán, các loại bánh kẹo cao cấp hoặc nhập khẩu từ các thương hiệu nổi tiếng được rất nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Những sản phẩm này không chỉ đáp ứng nhu cầu thưởng thức mà còn trở thành lựa chọn hàng đầu để làm quà biếu. Chất lượng vượt trội, mẫu mã sang trọng và hương vị độc đáo là những yếu tố giúp dòng sản phẩm này chiếm lĩnh thị trường.

tiem-nang-phat-trien-thi-truong-banh-keo(2)

Các thương hiệu bánh kẹo nhập khẩu vẫn được ưa chuộng

  • Hướng đến sức khỏe với bánh kẹo hữu cơ và ít đường

Với sự quan tâm tăng cao của người tiêu dùng cho các chế độ dinh dưỡng lành mạnh, các dòng bánh kẹo hữu cơ, ít đường và không chứa chất bảo quản đang trở nên phổ biến. Sản phẩm không gluten, ít calo được nhiều gia đình lựa chọn nhằm đảm bảo sức khỏe mà vẫn có thể thưởng thức trọn vẹn hương vị ngày Tết. Xu hướng này dự kiến tiếp tục mở rộng vào cuối năm 2024.

  • Sự bùng nổ của thị trường handmade

Bánh kẹo Handmade cũng là một trào lưu đáng chú ý. Sự tinh tế trong chế biến, sử dụng nguyên liệu tự nhiên và khả năng cá nhân hóa khiến bánh handmade được đông đảo khách hàng săn đón. Đặc biệt, các loại chocolate thủ công và bánh quy handmade đang ngày càng phổ biến.

  • Bao bì sáng tạo và bền vững thu hút khách hàng

Những sản phẩm có mẫu mã bắt mắt, sáng tạo và sử dụng chất liệu bền vững như giấy tái chế, hộp giấy thân thiện môi trường đang rất được ưa chuộng. Điều này không chỉ giúp nâng tầm thương hiệu mà còn phù hợp với xu hướng tiêu dùng xanh.

3. Thị trường bánh kẹo Tết 2025: Sản phẩm nội địa lên ngôi

Dịp Tết Nguyên Đán mở ra nhiều cơ hội cho ngành bánh kẹo khi lượng tiêu thụ tăng mạnh so với ngày thường. Các loại Sô cô la, bánh quy, bánh ngọt vẫn là thịnh hành, trong khi thị trường thấy sự giảm nhẹ của mặt hàng snack và kẹo cao su. Đáng chú ý, tỷ lệ khách hàng sẵn sàng thử nghiệm các sản phẩm bánh kẹo mới cũng gia tăng, cho thấy thị trường này đang ngày càng trở nên sôi động.

tiem-nang-cua-thi-truong-banh-keo-viet (3)

“Điểm sáng” trên thị trường cho các sản phẩm nội địa

Với chất lượng không ngừng được cải thiện và giá cả hợp lý, các sản phẩm bánh kẹo nội địa đang dần khẳng định vị thế trên thị trường. Kinh Đô, Hữu Nghị, Bibica, Orion là một trong số các thương hiệu nội địa đang chiếm lĩnh thị trường nhờ sự đa dạng trong mẫu mã và chiến lược tiếp cận khách hàng hiệu quả. Bên cạnh đó, các dòng bánh kẹo mang hương vị truyền thống cũng được nhiều người tiêu dùng lựa chọn để gìn giữ nét đẹp văn hóa trong dịp Tết.

Các chương trình giảm giá, khuyến mãi như “mua 1 tặng 1” hay giảm giá trực tiếp tiếp tục là yếu tố quan trọng thu hút khách hàng. Theo khảo sát, hơn 60% người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn những chương trình này khi mua sắm dịp Tết. Trong khi đó, các hình thức khuyến mãi như tích điểm đổi quà hay quay số trúng thưởng lại ít thu hút sự quan tâm. Với sự phát triển mạnh mẽ và chiến lược kinh doanh hợp lý, thị trường bánh kẹo cuối năm 2024 và dịp Tết 2025 hứa hẹn mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp trong nước. 

4. Xu hướng tiêu dùng bánh kẹo hiện nay

Theo báo cáo từ Cốc Cốc, có 70% người tham gia khảo sát đặt khẩu vị là tiêu chí hàng đầu khi mua hàng bánh kẹo. Tiếp theo là giá thành và nguồn gốc xuất xứ cũng là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đáng kể đến quyết định mua hàng.

Về độ tuổi, có sự khác biệt giữa người trẻ từ 13-24 và trên 25 tuổi về hành vi tiêu dùng sản phẩm bánh kẹo. Nhóm trẻ chủ yếu quan tâm đến hương vị cũng như mức giá hợp lý khi chọn mua sản phẩm, ngược lại, nhóm trên 25 tuổi ưu tiên các tiêu chí liên quan đến giá trị dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe. Đặc biệt, khảo sát cũng chỉ ra sự khác biệt giữa giới tính: nữ giới có xu hướng cân nhắc kỹ hơn khi mua bánh kẹo, với 79% chú trọng đến hương vị, 65% quan tâm giá cả và 59% xem xét nguồn gốc sản phẩm.

tiem-nang-cua-thi-truong-banh-keo-viet (4)

Hương vị, giá cả và thương hiệu là các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng

Bên cạnh đó, người tiêu dùng ngày càng cởi mở hơn với các sản phẩm mới lạ. Khoảng 67% số người tham gia khảo sát sẵn sàng thử nghiệm các dòng bánh kẹo mới hoặc phiên bản cao cấp giới hạn. Trong đó, những sản phẩm hoàn toàn mới thu hút nhiều sự chú ý nhất, chiếm 41% lượng phản hồi.

Dữ liệu khảo sát cho thấy thói quen tiêu thụ bánh kẹo của người Việt đang gia tăng đáng kể:

  • Tần suất mua hàng: 36% người tiêu dùng cho biết họ mua bánh kẹo 2-3 lần mỗi tuần. Đáng chú ý, số người tiêu thụ sản phẩm hàng ngày hoặc từ 4-5 lần/tuần đã tăng gần gấp đôi so với năm 2023, trong khi nhóm chỉ mua 1 lần/tuần hoặc ít hơn lại giảm xuống.
  • Kênh phân phối: Hình thức mua sắm truyền thống vẫn giữ ưu thế, với 67% người tiêu dùng chọn cửa hàng tạp hóa và 59% ghé cửa hàng tiện lợi để mua bánh kẹo. Tuy nhiên, xu hướng mua sắm thay đổi theo độ tuổi: Trẻ em từ 6-12 tuổi thích mua bánh kẹo tại căn tin trường học (trên 40%), nhưng tỷ lệ này giảm mạnh ở các nhóm tuổi lớn hơn.
  • Yếu tố kích thích mua sắm số lượng lớn: Sức hấp dẫn của các chương trình ưu đãi, giảm giá tiếp tục là lý do khiến người tiêu dùng quyết định mua nhiều hơn. Ngoài ra, các sản phẩm mới ra mắt, chiến dịch quảng cáo sáng tạo và trải nghiệm dùng thử tại cửa hàng cũng có tác động đáng kể đến quyết định mua hàng.
  • Ngân sách chi tiêu: Trung bình, người tiêu dùng sẵn sàng chi từ 20.000 đến dưới 50.000 VNĐ cho mỗi sản phẩm bánh kẹo, đây cũng là mức giá phổ biến trên thị trường hiện nay.

Những xu hướng này cho thấy ngành bánh kẹo không chỉ trên đà phát triển mạnh mẽ mà còn có nhiều cơ hội để các thương hiệu nắm bắt và đổi mới chiến lược tiếp cận khách hàng.

Với tốc độ tăng trưởng ấn tượng và những thay đổi trong xu hướng tiêu dùng, thị trường bánh kẹo Việt Nam đang mở ra nhiều tiềm năng phát triển cho các doanh nghiệp. Việc đáp ứng nhu cầu về chất lượng và sự sáng tạo trong sản phẩm sẽ là yếu tố quyết định giúp thương hiệu khẳng định vị thế. Bên cạnh đó, sự vươn lên mạnh mẽ của các thương hiệu nội địa cho thấy tiềm năng phát triển bền vững trong tương lai. 

Để lại một bình luận